TỪNG BƯỚC TRONG VIỆC ĐÀN HẶC và LUẬN TỘI TỔNG THỐNG.

Tác Giả:  Giao Thanh Pham

Hạ viện đã bỏ phiếu hôm thứ Tư để gửi các bản luận tội Donald Trump tới Thượng Viện sau khi Chủ Tịch Hạ Viện, bà Nancy Pelosi đưa tên 7 vị trong Ủy Ban Tố Tụng, những người đóng vai trò công tố viên trong phiên tòa Luận Tội Tổng Thống sắp tới. Đây là một trong ba phiên tòa Luận Tội Tổng Thống hiếm hoi trong lịch sử Hoa Kỳ.

Công việc đó sẽ được xếp đặt và diễn biến ra sao? Đây là lời giải thích.

Dựa trên nghị quyết ra đời vào năm 1986 của Thượng Viện Hoa Kỳ, và vào năm 1999, người lãnh đạo Đa Số Thượng Viện lúc đó là ông Mitch McConnell đã dùng để luận tội Bill Clinton. Nó bao gồm một số quy tắc căn bản như sau. Dưới đây, một bản phác thảo sơ bộ về những gì mong đợi sẽ xảy ra trong tuần tới:

1- Bản Luận Tội Đã Được Hạ Viện Chuyển Giao Đến Thượng Viện.

Vào chiều thứ Tư vừa qua, những Nhân Viên trong Ủy Ban luận Tội, gồm bảy thành viên của Dân Chủ, gồm có Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Adam Schiff và Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện Jerry Nadler, đã đi bộ khoảng hai phút qua Tòa Quốc Hội để chuyển giao tận tay các Bản Luận Tội tới Thượng Viện.

Hai người này được sự hộ tống của một trung sĩ có mang vũ khí. Họ đã đệ trình cho vị Thư Ký của Thượng Viện vào cuối ngày. Sau đó, các nhà lập pháp đã phải chính thức đọc tất cả các tài liệu đó vào trưa thứ Năm. Ngay sau khi các thủ tục đó diễn ra, thì Chánh Án Tòa Án Tối Cao, ông John Roberts sẽ tuyên thệ vào đúng 2 giờ chiều cùng ngày, để chủ tọa phiên tòa, sau đó tới lượt các Thượng Nghị Sĩ sẽ tuyên thệ.

2- Thực Hiện Lời Thề.

Chánh Án Roberts sẽ được Thượng Nghị Sĩ Chuck Grassley, của đảng Cộng Hòa thuộc tiểu bang Iowa, chủ tịch của Thượng Viện làm thủ tục tuyên thệ nhậm chức. Ngay sau đó, Chánh Án Roberts sẽ điều hành lời thề này với tất cả 100 Thượng Nghị Sĩ và yêu cầu họ phải thề hứa là những thẩm phán chí công vô tư:

[ Tôi xin thề một cách long trọng rằng, trong tất cả những điều liên quan đến phiên tòa Luận Tội Donald Trump, hiện đang chờ xét xử, tôi nguyện sẽ thực thi công lý theo Hiến Pháp và Luật Pháp. Do vậy, xin Thiên Chúa hãy giúp tôi. ]

Sau thủ tục này, mỗi Thượng Nghị Sĩ sẽ ký tên của mình trong một cuốn sách chứng thực lời thề của mỗi người. Việc đó, bao gồm cả ông Mitch McConnell, người đã công khai phối hợp với cố vấn của tòa Bạch Ốc vào tháng trước và đã công bố cái quyết định của ông ta rằng Donald Trump vô tội, bất chấp những dữ kiện và tài liệu chứng minh ngược lại.

“Tôi không phải là một bồi thẩm đoàn vô tư,” ông Thượng Ngị Sỉ thuộc đảng Cộng Hòa của tiểu bang Kentucky đã tuyên bố với các phóng viên báo chí. “Không có bất cứ điều gì tư pháp dính dáng đến chuyện này cả. Việc Luận Tội, chỉ là một quyết định chính trị, và tôi không hề vô tư về điều này.”

3- Thông Báo Cho Donald Trump.

Sau đó, Thượng viện phải gửi giấy triệu tập thông báo cho Donald Trump về các cáo buộc mà Hạ Viện đã lên án ông ta và yêu cầu ông ta phải trả lời chính thức, bằng văn bản trước một thời điểm chưa được xác định. Nếu ông Trump hoặc luật sư của ông ta không trả lời các cáo buộc này hoặc khẳng định là mình vô tội, thì phiên tòa sẽ tiếp tục. Nhưng nếu ông ta nhận tội, đồng ý với những lời cáo buộc, thì phán quyết có thể được quyết định mà không cần tiến hành thêm thủ tục ra tòa.

4- Xếp Đặt Quy Tắc và Luật Lệ.

Trước khi 7 thành viên trong cơ quan tố tội của Hạ Viện luận tội ông Trump và nhóm Thượng Nghị Sĩ bảo vệ và bào chữa cho ông Trump đưa ra những viện dẫn của họ, thì Thượng Viện trước tiên phải đồng ý về các quy tắc cho phiên tòa, bao gồm cả việc có nên gọi nhân chứng và thừa nhận bằng chứng mới hay không, và mỗi bên sẽ đưa ra bao lâu để đưa ra và trình bày lập luận của mình. Các quy tắc đó, chỉ cần đa số phiếu 51/100 là đủ để phê duyệt.

5- Thành Lập Thời Khóa Biểu.

Nghị quyết năm 1986 tuyên bố rằng, các thượng nghị sĩ sẽ triệu tập và có mặt tại buổi họp Luận Tội vào đúng 1 giờ chiều mỗi ngày, trừ ngày Chúa Nhật, cho đến khi các Thượng Nghị Sĩ đạt được phán quyết tố tội hoặc bác bỏ các cáo buộc. Lịch trình này sẽ tạo ra một chút khó khăn cho 3 ứng cử viên của đảng Dân Chủ là ông Bernie Sanders, bà Elizabeth Warren và bà Amy Klobuchar. Họ sẽ phải có mặt và ngồi làm bồi thẩm viên trong sáu ngày một tuần, trong khi những ứng viên khác được tự do vận động tranh cử mà không bị gián đoạn.

6- Khả Năng Bị Thượng Viện Bãi Bỏ.

Tùy thuộc vào các quy tắc mà 100 Thượng Nghị Sĩ thông qua, Thượng viện có thể có tùy chọn để Loại Bỏ Cuộc Luận Tội ngay từ vòng khởi đầu với một cuộc bỏ phiếu đa số đơn giản 51/100 là đủ. Đây là điều mà ông Trump mong mỏi, nhưng hiện nay, có ít nhất là 4 Thượng Nghĩ Sĩ của đảng Cộng Hòa đã tuyên bố, là họ muốn thấy một cuộc Luận Tội đúng đắn bằng cách đưa Donald Trump ra trước Tòa Luận Tội thì việc Loại Bỏ Cuộc Luận Tội này sẽ không thể thành công. Đó là dựa trên giả sử tất cả 47 Thượng Nghị Sĩ của đảng Dân Chủ đều đồng ý việc Luận Tội. Chỉ cần 1 hay 2 Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ hoặc ít hơn là 4 Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa, đồng ý Loại Bỏ Cuộc Luận Tội, là kể như việc Tố Tụng này sẽ bị hủy bỏ ngay từ vòng khởi đầu. Hiện nay đảng Cộng Hòa đang giữ 53 ghế Dân Chủ 45 ghế và Không Đảng Phái 2 ghế. Điều này cho thấy việc Luận Tội Donald Trump của đảng Dân Chủ rất cheo leo.

7- Thượng Nghị Sĩ Phải Giữ Im Lặng.

Dự kiến, như trong một phiên tòa hình sự thông thường, cả hai bên sẽ được phép đưa ra các lập luận khai mào và kết thúc. Bởi vì họ đã chọn không tham gia vào quá trình luận tội ở Hạ Viện, thì đây sẽ là lần đầu tiên nhóm bảo vệ phaqp lý của ông Trump sẽ phải giữ nhiệm vụ của bên “Bị Can”. Thế nhưng theo luật thì chính các Thượng Nghị Sĩ sẽ không được phép phát biểu. Bất cứ câu hỏi nào, hoặc sự bào chữa nào mà họ có, sẽ phải được viết tay trên giấy cho và sau đó được đọc to cho mọi người nghe. Đội ngũ pháp lý bảo vệ ông Trump, hoặc các 7 thành viên luận tội sẽ theo đó mà trả lời. Theo như văn phòng của ông Mitch McConnell đã đặt ra, thì không ai có mặt trong phòng họp này, được phép mang theo bất kỳ thứ thiết bị điện tử nào. Tài liệu đọc phát ra sẽ bị hạn chế cho những gì liên quan đến phiên tòa và các Thượng Nghị Sĩ bị buộc không được nói chuyện hoặc bàn bạc với nhau trong khi vụ án được trình bày.

8- Những Nhân Chứng.

Đến nay, chưa ai xác định là các nhân chứng sẽ được triệu tập. Ông McConnell đã nói rằng quyết định này sẽ được đưa ra vào thời điểm thích hợp trong phiên tòa. Có những dấu hiệu cho thấy, đa số Thượng Nghị Sĩ có thể quyết định bỏ phiếu để cho ông cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, ông John Bolton, một trong bốn nhân chứng mà Lãnh Đạo Thiểu Số Chuck Schumer đã yêu cầu. Những người khác là Mick Mulvaney, Tham Mưu Trưởng của tòa Bạch Ốc; ông Michael Duffey, Phó Giám Đốc Văn Phòng Quản Lý và Ngân Sách Quốc Gia, và ông Robert Blair, cố vấn cao cấp cho Chánh Văn Phòng của tòa Bạch Ốc. Điều khó khăn nhất cho Hạ Viện hiện nay là những ông Thượng Nghị Sĩ của đảng Cộng Hòa đã khăng khăng từ chối việc cho gọi nhân chứng ra điều trần.

Vai Trò Của Ông Chánh Án Roberts.

Vai trò Chánh Án ở đây, có khá nhiều quyền tự do để xác định vai trò của mình trong quá trình này, vì Hiến Pháp của Hoa Kỳ khá mơ hồ về vấn đề này, chỉ nêu rõ là, khi tổng thống Hoa Kỳ bị luận tội và xét xử, thì Chánh Án sẽ chủ tọa phiên tòa, đơn giản có thế. Trong phiên tòa năm 1868 của cố tổng thống bị luận tội, Andrew Johnson, thì ông Salmon Chase, một cựu Thống Đốc và cựu Thượng Nghị Sĩ, chính ông ta đang vận động để ra tranh cử tổng thống vào thời điểm đó, đã rất tích cực và hăng hái trong quá trình tố tụng này. Trong khi đó, ông William Rehnquist lại đóng một vai trò khá nhũn nhặn trong phiên tòa xử Bill Clinton vào năm 1999.

Roberts sẽ chọn và quyết định khi nào buổi họp tố tụng này được hoãn lại trong ngày hoặc khi nào thì phải đọc các câu hỏi của các Thượng Nghị Sĩ trình lên. Ông ta cũng có thể hỏi sự góp ý cũng như lời khuyên về các thể thức đó từ bà Elizabeth MacDonough, một nhân viên chính phủ được biết đến là một người phi đảng phái, làm cố vấn cho Thượng viện.

Tuy nhiên, điều quan trọng là Thượng Viện có thể lật ngược và xóa bỏ mọi quyết định của các viên chức chủ tịch trong Ủy Ban Truy Tố bằng một cuộc bỏ phiếu đa số đơn giản 51/100 là đủ.

Kết Luận.

Nếu các cáo buộc không bị bãi bỏ sớm hơn trong quá trình diễn biến, thì phiên tòa sẽ kết thúc với từng phiếu riêng biệt về các điều khoản luận tội, ở đây là: 1) lạm dụng quyền lực và 2) cản trở Quốc hội (abuse of power and obstruction of Congress). Nếu có tới 2/3 số phiếu để kết tội một trong hai điều khoản trên, thì ông Trump sẽ bị cách chức tổng thống và phó tổng thống Mike Pence sẽ được tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Nếu cả hai khoản không vượt tới con số 2/3 phiếu, thì ông Trump sẽ ở lại văn phòng, vẫn giữ chức vụ tổng thống mà không bị hạn chế về quyền lực, giống như hai ông cựu tổng thống Johnson và Clinton trước kia. Thế nhưng, như bà Nancy Pelosi đã nói vào hôm thứ Tư, “Ông Trump đã bị luận tội mãi mãi – He’s been impeached forever.”
Ý nói, việc Bị Luận Tội, Đã Đi Vào Lịch Sử.

***
Theo như ta thấy, đảng Cộng Hòa đang nắm giữ đa số phiếu ở Quốc Hội. Trong khi đó, suốt 3 năm qua, những ông Thượng Nghị Sĩ của đảng, đã nhất định bao che và đứng ủng hộ cho ông Trump ở phía sau bằng mọi giá, với bài học từ đảng Cộng Sản Việt Nam, “Còn Đảng Còn Mình, Giữ Vững Quyền Lực”, thì việc có được đa số đơn giản 51/100 đã khó, do vậy, việc có được 2/3 số phiếu thuận tương đương với 67 phiếu của 100 Thượng Nghị Sĩ để kết tội và truất phế Donald Trump, là Chuyện Không Thể Xảy Ra.

Để kết luận, thì việc Luận Tội và Tố Tụng này của đảng Dân Chủ ở Hạ Viện, không có gì khác hơn ngoài Việc Phải Làm vì họ không thể làm ngơ cho việc ngồi xổm trên pháp luật cũng như sự coi thường các thủ tục hành pháp và lạm dụng quyền lực của Donald Trump khi ông ta nắm quyền trong tay. Đảng Dân Chủ không có đường nào khác ngoài việc Luận Tội, để tố cáo những hành vi sai phạm này cho dân chúng Hoa Kỳ thấu rõ. Cùng một lúc, họ hi vọng dân chúng cũng thấy được sự lạm dụng đại đa số ghế trong Thượng Viện để thao túng, để bao che cho Donald Trump bằng mọi giá của các ông Thượng Nghị Sĩ của đảng Cộng Hòa. Thay vì họ được bầu lên để thực hiện nguyện vọng của dân, thì lại dùng quyền lực để bao che cho những sai phạm của tổng thống mà chính họ đưa lên.

Có nhiều người chống đối việc Đàn Hặc và Luận Tội này của đảng Dân Chủ, cho rằng, đã biết trước là sẽ thất bại, mà vẫn làm, là kẻ vô mưu. Thế nhưng, bà Nancy Pelosi thay mặt các thành viên của đảng Dân Chủ, lại cho rằng Việc Phơi Bày Sự Thật Ra Trước Ánh Sáng và Công Luận là Việc Phải Làm, Cho Dù Thất Bại Trên Mặt Trận Tố Tụng, nhưng nhờ đó, người dân sẽ thấy được sự bao che bất chấp luật pháp của đảng Cộng Hòa.

Liệu người dân có nhìn ra được sự việc, để xử dụng lá phiếu của mình mà truất phế những người này và bầu lên những người khác vào kỳ bầu cử sắp tới đây, với hi vọng họ hành xử dựa trên những nguyện vọng của mình thay vì cho đảng phái của họ.

Be the first to comment

Leave a Reply