Tranh Đông Hồ

 

                                                      Xuân Nhâm Tý 1972

                                              

Theo bà cụ đi giới thiệu Báo Xuân Thiếu Nhi và Tranh Dân Gian Đông Hồ tại Chợ Hoa đường Nguyễn Huệ – SG những ngày cận Tết 1972.

Làng Tranh Đông Hồ – Bắc Ninh

Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng 25 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.

– Đám Cưới Chuột

 

Có lịch sử khoảng 500 năm tuổi, tranh “Đám Cưới Chuột” mang nội dung vừa hài hước, vừa châm biếm sâu xa.

Những nghệ nhân Làng Đông Hồ đã thổi hồn vào bức tranh, nhân hóa loài chuột để chúng mang dáng dấp con người, cũng biết làm đám cưới, lấy vợ. Châm biếm ở chỗ, chú rể chuột kia muốn đón dâu lại phải mang chim, mang cá cống cho mèo.

– Lợn Đàn Âm Dương

Xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 bắt nguồn từ 2 Bộ Kinh Khắc Ván do Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đời nhà Trần, ban bố cho dân vào năm 1299. Theo quan niệm của người vẽ tranh Đông Hồ, con lợn là con vật đẹp nhất, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc. Hình ảnh xoáy âm dương trên mình lợn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở.

Tranh “Lợn Đàn Âm Dương” được treo nhiều trong ngày Tết là để thể hiện mong ước năm mới thịnh vượng, phát tài phát lộc, đông con nhiều cháu.

Trong hình là Tranh Đám Cưới Chuột và Tranh Lợn Đàn Âm Dương.

Michael Bùi

Jan 17th,2020

 

 

Be the first to comment

Leave a Reply